Sunday, December 16, 2012

Chùa Bái Đính ( Ninh Bình)

Chùa Bái Đính ( Ninh Bình)

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng năm 2003. Đây là một siêu chùa nằm trên núi Bái Đính, thuộc huyện Gia Viễn. Chùa nhận bằng "Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa" năm 1997. Chùa nằm cách khu di tích Cố đô Hoa Lư 5km về phía tây. Đây là ngôi chùa gắn với nhiều danh nhân Việt Nam như Lý Quốc Sư, Đinh Bộ Lĩnh và Quang Trung.

Chùa Bái Đính cổ nằm cách Điện tam thế của khu chùa mới khoảng 800 m. Lên thăm hang động ở núi Bái Đính, bước trên 300 bậc đá. Lên hết dốc là tới ngã ba: Bên phải là động thờ Phật, bên trái là động thờ Tiên. Phía trên cửa động Phật có 4 chữ đại tự khắc trên đá có nghĩa là: "Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp". Động dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần của động bằng phẳng.

Tương truyền rằng nơi đây, Ông Nguyễn Minh Không đi tìm cây thuốc đã phát hiện ra hang động này đã dựng chùa thờ phật. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối động sẽ dẫn tới một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Trở lại ngã ba đầu dốc, theo đường rẽ trái khoảng 50m là tới Động Tiên (Hang Tối). Động Tiên lớn hơn động Phật nhiều lần, gồm 7 "buồng" tức là 7 hang, có hang trên cao, có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền bằng phẳng, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang trần bằng, có hang được tạo hoá ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng... Bà Chúa Thượng Ngàn được đặt thờ giữa hang chính với các tượng bằng đá được sơn son thiếp vàng.

Khu chùa Bái Đính mới được xây dựng tại đồi Ba Rau, gần chùa Bái Đính cổ, đây là khu chùa lớn nhất Đông Nam Á[1] Đây cũng là một dự án lớn để chào mừng kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư – Thăng Long – Hà Nội

No comments:

Post a Comment