Sunday, December 16, 2012

Du lịch Tràng An - Chùa Bái Đính 1 ngày


Du lịch Tràng An - Chùa Bái Đính 1 ngày
Là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại Ninh Bình, Khu du lịch sinh thái Tràng An đang là điểm đến hẫp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước. Du lịch Tràng An một ngày đưa du khách đến với ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á là Chùa Bái Đính và Đền Vua Đinh, Vua Lê...

Buổi Sáng:
06h00: Xe ô tô và Hướng dẫn viên của công ty Du lịch Lễ Hội đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Ninh Bình, trên đường đi đoàn dừng chân nghỉ ngơi tại Hà Nam.
09h00: Tới Ninh Bình, xe đưa quý khách đi tham quan và lễ Chùa Bái Đính - một ngôi chùa nổi tiếng với những kỷ lục được xác lập bởi trung tâm kỷ lục Việt Nam đó là: Khu chùa có diện tích rộng nhất Việt Nam: 107ha. Điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ có diện tích lên tới 1.000 m2; tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: Tượng Phật Tổ Như Lai nặng 100 tấn; ba pho Tam Thế mỗi pho nặng 50 tấn; hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á: 36 và 27 tấn; chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam với 500 vị bằng đá cao hơn đầu người; Kỷ lục về số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam với 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ.Tới nơi , quý khách đi khám phá và tham quan chùa Bái Đính, núi Bái Đính, với hang Voi, động Sáng, động Tối...
11h30:  Xe đưa quý khách đi ăn trưa tại Nhà Hàng.

Buổi Chiều:
13h00:  Du khách tiếp tục lên ôtô đi tham quan khu du lịch sinh thái Tràng An - một quần thể danh lam - thắng cảnh được các nhà khoa học ví như một "bảo tàng địa chất ngoài trời" với nhiều hang động, núi non, thung nước, rừng cây và các di tích lịch sử nằm sen kẽ nhau. Tới nơi, quý khách lên thuyền đi dọc theo giữa cánh đồng lúa đi thăm 9 hang xuyên thuỷ động, thăm đền Trình, đền Trần và Phủ Khống. Rời bến thuyền gần 1 km là hang Tối dài 315 m, đây là hang dài nhất trong các xuyên thủy động ở Tràng An. Đi tiếp vào là tới hang Sáng với 4 cửa đi ra bốn phía có vách núi đá dựng dứng, nước trong xanh in tận đáy sâu.
Du khách sẽ càng bất ngờ khi khám phá các hang xuyên thuỷ động với những cái tên gọi ngộ nghĩnh như hang Cơm, hang Nấu Rượu, hang Ao Trai, hang Vồng, hang Láng… đầy huyền bí. Trong hang Nấu Rượu có mạch nước ngầm sâu hơn 10 mét. Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khi nạo vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình gốm, hũ, vại và các dụng cụ để nấu rượu.
16h30: Quý khách lên xe trở về Hà nội. Xe đưa quý khách về lại điểm đón ban đầu, kết thúc hương trình. Tạm chia tay và hẹn gặp lại quý khách!

BÁO GIÁ TRỌN GÓI: 590.000 VND/KHÁCH
(Áp dụng cho đoàn 30 khách trở lên)

Dịch vụ bao gồm:
- Vận chuyển xe máy lạnh, đời mới suốt tuyến, thuyền tham quan.
- Ăn mức ăn theo chương trình: 100.000vnđ/bữa chính/khách.
- Vé thắng cảnh vào cửa (lần 01)
- Bảo hiểm du lịch, mức tối đa 10.000.000vnđ/ người/ vụ.
- Hướng dẫn viên thành thạo, nhiệt tình.
- Nước uống trên xe 01 chai 0.5l/ khách.

Dịch vụ không bao gồm:
- Đồ uống trong bữa ăn, chi tiêu cá nhân (điện thoại, giặt là…), thuế VAT 10%.

Ghi chú:
- Trẻ em dưới 05 tuổi miễn phí, từ 05- 10 tuổi bằng ½ suất người lớn, 11 tuổi trở lên bằng 01 suất người lớn.

(* Giá trên có thể thay đổi vào thời điểm quý khách đi du lịch mà không cần báo trước)

Tour du lịch Hoa Lư - Tam Cốc 1 ngày



Hiện nay tour Hoa Lư - Tam Cốc được chúng tôi tổ chức HÀNG NGÀY. Với khung cảnh thanh bình, yên ả, ngắm nhìn cảnh sinh hoạt đời thường của người dân địa phương, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng. Hãy khám phá và thưởng thức...
Lịch trình chi tiết

     Lênh đênh trên con thuyền nan dọc ngang khu đầm, giữa những dải núi đá kỳ thú ấy, bạn có thể quan sát kỹ những loài thuỷ sinh phong phú xao động dưới làn nước, ngắm những cánh cò chấp chới trên ngọn cỏ năn, cỏ lác mọc lúp xúp trên đầm, hay làm cuộc thám hiểm luồn lách trong những hang động mát mẻ. Đó là cái thú đặc biệt khi tới thăm Tam Cốc. Cố đô Hoa Lư vẫn còn đó trường tồn với rêu phong và thời gian….Ninh Bình một vùng núi non sông nước, sơn thuỷ hữu tình sẽ là điểm dừng chân lý thú cho du khách…

Chương trình du lịch: Hoa Lư Tam Cốc (1 ngày)

Sáng:
07h30: Xe và Hướng dẫn viên đón Quý Khách tại điểm hẹn khởi hành đi Ninh Bình. Trên đường đi Quý Khách dừng chân khoảng 15 phút để nghỉ ngơi và thư giãn.
10h30: Xe đưa Quý khách đến Hoa Lư, cố đô của nước Đại Cồ Việt vào thế kỷ thứ 10. Sau khi tham quan hai ngôi đền cổ thờ hai triều đại Đinh, Lê du khách bắt đầu hành trình đến với Hạ Long trên Cạn (Tam Cốc) đi 10km xuyên qua làng mạc, những cánh đồng lúa năm yên bình dưới những dãy núi đá vôi muôn hình vạn trạng, phong cảnh hùng vĩ làm cho du khách cảm tưởng được đi trên những con đường núi hùng vĩ và hiểm trở thường được quay trong các bộ phim võ hiệp của Trung Quốc.
12h00: Quý khách thưởng thức bữa trưa ở nhà hàng gần Tam Cốc nơi có đặc sản thịt dê và các món ăn dân dã của tỉnh Ninh Bình.

Chiều:
14h00: Du khách lên thuyền nan khám phá thế giới sơn thuỷ hữu tình của địa danh được gọi là Hạ Long Cạn
18h00: Qúy Khách về đến Hà Nội, Hướng dẫn viên chia tay Quý khách và hẹn gặp lại. Kết thúc chương trình !

GIÁ: 590.000Đ/khách
  
BAO GỒM
- Xe điều hoà đưa đón theo chương trình.
- Hướng dẫn viên chu đáo, nhiệt tình.
- Các bữa ăn theo chương trình
- Vé thăm quan
-Bảo hiểm du lịch

KHÔNG BAO GỒM
- Đồ uống, chi phí cá nhân
- Phụ thu phòng đơn, VAT

CHÚ Ý:
- Trẻ em từ 1 - 4 tuổi: miễn phí chi phí tour, chỉ thu phí bảo hiểm, chia sẻ dịch vụ với bố mẹ
- Trẻ em từ 4 - 7 tuổi: tính 50% chi phí tour
- Lớn hơn 8 tuổi tính như người lớn

Tour lễ hội chùa Bái Đính – Tam Cốc 1 ngày



Hà Nội – Bái Đính – Tam Cốc - Hà Nội
Thời gian: 1 ngày    Phương tiện: Ô tô 

Từ Bích Động, du khách tiếp tục ngồi thuyền đi thăm Tam Cốc. Tam Cốc nghĩa là ba hang: Hang Cả, hang Hai và hang Ba. Bến đò Tam Cốc ngày nay vẫn giữ được nét nguyên sơ, đặc trưng của làng quê Việt Nam. Thú vị nhất là khi ngồi trên thuyền, ngắm dòng sông Ngô Đồng nước trong xanh chảy nép mình vào những dãy núi trùng điệp. Ngồi thuyền lướt nhẹ trên mặt nước, du khách được tận hưởng không khí mát, trong lành, với cảnh đẹp trời mây.

06h00: Xe và hướng dẫn viên của công ty Du lịch Lễ Hội đón quý khách tại điểm hẹn đi Ninh Bình, đoàn dừng ăn sáng tại Hà Nam. (Chi phi tự túc)

08h30:Đoàn đi tham quan khu du lịch Tam Cốc – Bích Động.

09h00: Đoàn xuống thuyền du ngoạn khám phá sự độc đáo, ấn tượng ẩn sau từng hang động như hang Cả, hang Hai và hang Ba nằm trải dọc theo sự uốn lượn của dòng Ngô Giang thơ mộng và yên bình được tô điểm và chở che bởi những cánh đồng lúa xanh mướt.

10h30: Đoàn lên xe đi thăm Chùa và Động Bích Động, chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của “Nam thiên đệ nhị động”.

11h30: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng.

13h30: Đoàn lên xe tiếp tục đi thăm quan chùa Bái Đính – một trong những điểm du lịch mới, hấp dẫn của Ninh Bình với nhiều kỷ lục đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập: Pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng to và nặng nhất Việt Nam, Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam, ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam, chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam.

16h00: Quý khách lên xe về Hà Nội

18h30: Xe về Hà Nội, kết thúc chuyến đi

Giá trọn gói cho đoàn 16 khách: 550.000 Vnd/01 khách
         
Giá tour bao gồm:
Xe ôtô điều hoà, sang trong phục vụ trong suốt chương trình
Ăn bữa trưa 100.000Đ/ suất;
Vé tham quan: vé đò tham quan Tam cốc, vé thắng cảnh
Hướng dẫn viên kinh nghiệm, nhiệt tình;
Bảo hiểm du lịch (tối đa 10.000.000/vụ)
Khăn lạnh và nước uống phục vụ lượt đi và về trong chương trình.

Giá tour không bao gồm:
* Chi phí cá nhân, điện thoại, đồ uống, thuế VAT.
* Các dịch vụ vui chơi giải trí cá nhân
* Thuế VAT

Chùa Bái Đính - khu văn hóa tâm linh

Chùa Bái Đính - khu văn hóa tâm linh
Chùa Bái Đính hay Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính là một quần thể chùa nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình.

Nơi đây không chỉ đơn thuần là một khu chùa thờ Phật tổ, thờ Thần núi và Chúa Thượng Ngàn mà còn gắn với lễ tế cờ khi vua Quang Trung ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Chùa Bái Đính cổ được phát hiện bởi đức thánh Nguyễn Minh Không, ông là người đã biến các hang động thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông. Bái Đính còn là một di tích cách mạng thuộc chiến khu Quỳnh Lưu.

Dự án mở rộng núi chùa Bái Đính thành một khu chùa nằm trong các hạng mục bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử của khu di tích cố đô Hoa Lư, sẽ hoàn thành vào năm 2010 để phục vụ đại lễ 1000 năm Hoa Lư-Thăng Long-Hà Nội. Khi hoàn thành, đây được xem là khu chùa có quy mô lớn nhất Việt Nam. Tương lai, nơi đây trở thành một khu văn hóa tâm linh hấp dẫn với nhiều kỷ lục Việt Nam và khu vực. Kiến trúc hoành tráng, đồ sộ nhưng đậm chất á đông của chùa Bái Đính phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt hiện đại. Chùa Bái Đính là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, khu chùa kỷ lục Việt Nam, trung tâm Phật giáo tương lai…

Mặc dù đang trong quá trình xây dựng nhưng chùa Bái Đính đã thu hút khá đông du khách về thăm quan, chiêm bái.

Chuông lớn tại chùa Bái Đính, Tháp chuông đ­ược xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22 m. Đ­ường kính trong tháp là 17 m, tính phủ bì đến chân đế đ­ường kính là 49 m. Tháp chuông cao 3 tầng, có 3 tầng mái cong, gồm 24 mái với 24 mái đao cong vút lên. Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn đúc tại Huế.


500 vị La Hán bằng đá cao 2 mGồm 234 gian, ở hai phía Đông Tây, có chiều dài 1.052 m. Trong các gian nhà hành lang đó đặt 500 tư­ợng La Hán bằng đá nguyên khối to, mỗi tượng cao 2,4 m, nặng khoảng 4 tấn, do bàn tay các nghệ nhân làng nghề đá xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chế tác.

Bãi đá với hàng trăm tượng La Hán

Mỗi bức một vẻ mặt, một trạng thái

Tư­ợng Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây cũng là một pho t­ượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.

Cầu may cho gia đình luôn mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.

Nhiều khu vực vẫn chưa xây dựng xong

Dù đang xây dựng ngổn ngang nhưng mỗi ngày chùa đón hàng nghìn du khách tới lễ phật

Những món đồ lưu niệm được bầy bán hầu hết là các tượng phật

Niềm vui của du khách khi tới thăm chùa và mua đồ lưu niệm.

Tour lễ hội Yên Tử - vịnh Hạ long - Cửa Ông 2 ngày Yên Tử là ngọn núi cao nhất nằm ở phía Tây Bắc thị xã Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thị xã 17 km. Đứng ở độ cao 1068m, trên đỉnh núi, ta có thể bao quát cả vùng Đông Bắc rộng Xem tiếp »
Tour lễ hội đền Ông Mười - Con Cuông - Bà Triệu - Đền Sòng Đền Ông Hoàng Mười - Đền Con Cuông - Đền Bà Triệu - Đền Sòng4:51 CH - 01/08/2011HÀ NỘI - ĐỀN ÔNG MƯỜI - ĐỀN CON CUÔNG - ĐỀN BÀ TRIỆU - ĐỀN SÒNG - HÀ NỘI(Chương trình 02 ngày 01 đêm)Tên gọi Đền ông Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Sóc - Phủ Thành Chương 1 ngày Du lịch Đền Sóc - Nằm trên quả đồi tựa lưng vào một nhánh chính của triền núi Sóc Sơn, biệt phủ của họa sĩ Thành Chương trải rộng hơn 10 ngàn mét vuông điền địa, thu hút đông đảo bạn bè trong nước và Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Gióng - Phủ Thành Chương 1 ngày Nằm trên quả đồi tựa lưng vào một nhánh chính của triền núi Sóc Sơn, biệt phủ của họa sĩ Thành Chương trải rộng hơn 10 ngàn mét vuông điền địa, thu hút đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế tới viếng thăm.Sáng:06h30: Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Hùng 1 ngày Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong Châu (Phú thọ) là quần thể di tích lịch sử quốc gia, ghi dấu tích các vua Hùng buổi ban đầu dựng nước, gắn với những huyền thoại được lưu Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Trần 1 ngày Đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa Phổ Minh là cụm di tích văn hoá Trần nổi tiếng tạo lập ngay trên đất dấy nghiệp cũ của nhà Trần, thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định.Đền Trần là tên gọi chung, Xem tiếp »
Tour lễ hội Yên Tử - Cửa Ông - Hạ Long 2 ngày HÀ NỘI - YÊN TỬ - HẠ LONG - CỬA ÔNG - HÀ NỘI(Chương trình 02 ngày 01 đêm) Yên Tử là ngọn núi cao nhất nằm ở phía Tây Bắc thị xã Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thị xã 17 km. Xem tiếp »
Tour lễ hội Chùa Thầy - Chùa Tây Phương - Chùa Mía 1 ngày Qua cầu Nguyệt Tiên, du khách theo đường núi là quần thể di tíchtự ngàn xưa với những am, chùa, hang đá...vốn có thể khiến du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ngôi chùa Thầy: “Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ Trai chưa vợ

Du khách khắp nơi đổ về khai hội chùa Bái Đính

Du khách khắp nơi đổ về khai hội chùa Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính trước kia chỉ kéo dài một tuần nhưng nay chùa này trở thành khu văn hóa tâm linh tầm cỡ quốc gia nên lễ hội được kéo dài trong suốt mùa xuân và thu hút được đông đảo du khách thập phương.

Lượng khách tăng đột biến trong ngày khai hội

Mặc dù thời tiết ngày mùng 6 tháng Giêng có mưa và rét nhưng lượng du khách kéo về khai hội chùa Bái Đính đã rất đông đúc. Ước tính đến cả triệu du khách từ các tỉnh trong cả nước kéo về viếng thăm ngôi chùa vào ngày khai hội.

Nhiều người đến dự lễ hội chùa Bái Đính năm nay đều mong muốn được chiêm ngưỡng ngôi chùa đạt rất nhiều kỷ lục như: Khu chùa rộng nhất Việt Nam, tượng phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á, chùa có nhiều tượng La Hán lớn nhất Việt Nam, khu chùa có giếng lớn nhất Đông Nam Việt Nam, khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam…

Bái Đính. “Nghe nói đến chùa Bái Đính với rất nhiều kỷ lục thì háo hức lắm, năm nay lại nghe nói chùa sắp hoàn thành rồi nên cố gắng phải đi bằng được. Ninh Bình cũng có nhiều địa điểm du lịch nên cũng tiện thể đi thăm quan vài chỗ nữa,” chị Xa cho biết.

Với những kỷ lục rất hấp dẫn đó do Trung tâm kỷ lục Việt Nam xác lập, nên mặc dù nhiều phần công trình trong chùa chưa được hoàn thành nhưng lễ khai hội chùa Bái Đính năm nay đã thu hút được lượng du khách rất lớn, số lượng du khách gia tăng bất ngờ.

Anh Nguyễn Văn Tiến, một người trông xe khu di tích chùa Bái Đính cho biết: “Mấy hôm trước cũng đã có rất nhiều người đến tham quan và làm lễ tại chùa nhưng đến hôm nay trời hửng nắng, lại là ngày khai hội nên số lượng người đến thăm quan tăng đột biến, chúng tôi phải làm việc liên tục từ sáng đến giờ”.

Ngày khai hội, thông thường những người dân trong xã tổ chức rước thần từ trong động ra. Năm nay, ban tổ chức cũng không thể bỏ qua phần lễ trang nghiêm đó. Cờ trống đi trước, dàn nhạc bát âm kéo theo, thanh niên phủ kiệu, cụ ông, cụ bà thành tâm tiễn thần, trang nghiêm mà sảng khoái. Năm nay cũng là năm đầu tiên lễ khai hội chùa Bái Đính được tổ chức tại ngôi chùa còn chưa hoàn thành.

Xếp hàng gửi xe nhưng không tắc đường

10 giờ sáng ngày 6 tháng Giêng, ông Đinh Văn Hùng, bí thư tỉnh ủy và ông Bùi Văn Thắng chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã đánh hồi trống, chiêng chính thức khai mạc lễ hội truyền thống của chùa Bái Đính.

Rất nhiều du khách trong địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng như nhiều tỉnh khác đã đến tham dự lễ hội chùa Bái Đính. Chính vì thế các dịch vụ như xe ôm lên đỉnh núi, dịch vụ đổi tiền lẻ… rất phát triển.

Vì thế, giá vé  trông xe trong những ngày này cũng tăng một cách đột biến, giá gửi xe máy là 10 nghìn đồng/chiếc, xe ôtô là 50 nghìn đồng/chiếc.

Lượng du khách lớn, nên mặc dù có nhiều bãi đỗ xe nhưng nhiều người vẫn phải xếp hàng. Đặc biệt, xảy ra việc tranh giành khách giữa các bãi đỗ xe gây ra tình trạng mất trật tự.

Cũng chính vì lượng du khách quá đông, trong khi công trình chưa được hoàn thành nên công tác chuẩn bị cho lễ hội chưa được hoàn chỉnh. Bắt đầu xảy ra một số hiện tượng như ăn xin, tình trạng xả rác bừa bãi, bán hàng tràn lan, xe ôm tranh giành khách…, ảnh hưởng phần nào đến trật tự, và mỹ quan của khu du lịch.

Mặc dù số lượng khách tăng đột biến nhưng do có sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát giao thông địa phương nên tình trạng ùn tắc đã không xảy ra, giao thông luôn được đảm bảo thông suốt

Tour lễ hội chùa Bái Đính – Tam Cốc 1 ngày Hà Nội – Bái Đính – Tam Cốc - Hà NộiThời gian: 1 ngày    Phương tiện: Ô tô  Từ Bích Động, du khách tiếp tục ngồi thuyền đi thăm Tam Cốc. Tam Cốc nghĩa là ba hang: Hang Cả, hang Hai và hang Ba. Bến Xem tiếp »
Tour lễ hội chùa Tây Thiên - Đền Hai Bà Trưng 1 ngày Đến với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên du khách đều bị hút hồn bởi cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ thú. Núi cao vút tận trời được phủ lên một lớp rừng già xanh thẫm với nhiều cây cổ thụ, những con suối Xem tiếp »
Tour lễ hội Đền Thác Bờ - Thuỷ Điện Hoà Bình 1 ngày Là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, Hòa Bình tự hào là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi và có bề dày văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc. Đến với Thác Bờ, Đền Bờ, du khách sẽ được hòa mình vào thiên Xem tiếp »
Làng cổ Đường Lâm - Chùa Mía - Đền Và 1 ngày Thăm quan Làng cổ Đường Lâm - Chùa Mía - Đền Và 1 ngày  (1 ngày – Phương tiện Ô tô)Phía Tây Hà Nội Được hình thành bởi trấn Sơn Tây và vùng Sơn Nam Thượng của trấn Sơn Nam, hai trong tứ trấn của Xem tiếp »
Tour du lịch Hoa Lư - Tam Cốc 1 ngày Hiện nay tour Hoa Lư - Tam Cốc được chúng tôi tổ chức HÀNG NGÀY. Với khung cảnh thanh bình, yên ả, ngắm nhìn cảnh sinh hoạt đời thường của người dân địa phương, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng. Hãy khám phá và thưởng Xem tiếp »
Du lịch Lễ hội Yên Tử 1 ngày Tou du lịch Lễ hội Yên Tử (Thời gian: 1 ngày - Khởi hành bằng ô tô) "Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu" - dẫu không thành chính quả nhưng một lần hành hương về Yên Tử, du Xem tiếp »
Du lịch Tràng An - Chùa Bái Đính 1 ngày Du lịch Tràng An - Chùa Bái Đính 1 ngàyLà một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại Ninh Bình, Khu du lịch sinh thái Tràng An đang là điểm đến hẫp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước. Du lịch Tràng Xem tiếp »
Du lịch Lễ hội Chùa Hương 1 ngày Du lịch Chùa Hương 1 ngày(Chương trình trong ngày bằng ô tô và thuyền)Hằng năm hội Chùa Hương bắt đầu sau tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, đến với khu du lịch danh lam thắng cảnh Chùa Hương khách

Chùa Bái Đính (Ninh Bình): Nơi tôn trí Ngọc Xá lợi Phật

Chùa Bái Đính (Ninh Bình): Nơi tôn trí Ngọc Xá lợi Phật

Chùa tọa lạc trên núi Bái Đính, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa Bái Đính cũ ở độ cao gần 200m, tương truyền được dựng vào thời Lý...

Chùa tọa lạc trên núi Bái Đính, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa Bái Đính cũ ở độ cao gần 200m, tương truyền được dựng vào thời Lý. Một số tài liệu ngày nay cho biết Thiền sư Nguyễn Minh Không đã vào núi Bái Đính tìm thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông. Thiền sư đã phát hiện động Tối, động Sáng là những hang động đẹp và dựng chùa ở đây. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1997.

Dựa lưng vào núi Bái Đính, nhìn ra thung lũng chùa rộng khoảng 3 ha, Khu chùa Bái Đính mới đang được Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Xuân Trường đầu tư và thi công với quy mô hoành tráng trên diện tích 107 ha với nhiều công trình kiến trúc to lớn đạt kỷ lục quốc gia. Khu chùa nằm trong tổng thể dự án xây dựng Trung tâm du lịch văn hóa Tràng An rộng gần 2.000 ha do ông Nguyễn Xuân Trường làm chủ đầu tư.

Nô nức trẩy hội chùa Bái Đính

Nô nức trẩy hội chùa Bái Đính

QĐND Online - Xuân về, trên đất Cố đô Tràng An – Hoa Lư, hàng triệu phật tử cả nước cùng du khách thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Bái Đính.

    Chùa Bái Đính được xây dựng tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội 95 km. Tên chùa được đặt theo tên một ngôi chùa cổ trong hang động núi Bái Đính, nơi không chỉ thờ Phật Tổ và Chúa Thượng Ngàn, mà còn gắn với lễ tế cờ khi vua Quang Trung ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Mặc dù đang trong quá trình xây dựng nhưng chùa Bái Đính vẫn thu hút khá đông du khách về tham quan, chiêm bái.

    Ngày mùng Sáu tháng Giêng là ngày khai hội chùa Bái Đính. Lễ hội trước kia chỉ kéo dài 1 tuần. Nay, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, Chùa được mở rộng, trở thành khu văn hóa tâm linh tầm cỡ; lễ hội chùa Bái Đính cũng sẽ kéo dài trong suốt mùa xuân.

    Có mặt tại chùa Bái Đính, ống kính phóng viên Báo QĐND Online đã kịp ghi lại nét kiến trúc độc đáo và hình ảnh du khách thập phương trẩy hội Chùa trong mùa xuân mới, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

    Khách thập phương tấp nập nơi cổng chính chùa Bái Đính.

    Du khách cầu may tại đền Minh Đỉnh Danh Giám.

    Bái Đính được coi là ngôi chùa có nhiều tượng La Hán lớn nhất Việt Nam (500 vị bằng đá xanh, cao khoảng 2m).

    Mặt sau cổng chính của chùa.

    Kiến trúc bên trong cổng chính của chùa.

    Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, nơi các chiến sĩ cách mạng diễn thuyết, kêu gọi nhân dân đi theo Đảng trong ngày hội chùa Bái Đính mồng 6 Tết năm Quý Mùi (1943) và ngày mồng 6 Tết năm Giáp Thân (1944).

Giới thiệu Chùa Bái Đính

Giới thiệu Chùa Bái Đính
Quần thể chùa này gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới đang được xây dựng. Dự án mở rộng núi chùa Bái Đính thành một khu chùa nằm trong các hạng mục bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của khu di tích cố đô Hoa Lư, sẽ hoàn thành vào năm 2010 để phục vụ đại lễ 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội.
Khi hoàn thành, đây được xem là khu chùa có quy mô lớn nhất Việt Nam. Tương lai, nơi đây trở thành một khu văn hóa tâm linh hấp dẫn với nhiều kỷ lục Việt Nam và khu vực. Kiến trúc hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc Á đông của chùa Bái Đính phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt hiện đại. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến có “tiếng vang”. Chùa Bái Đính được các báo giới nhắc đến như là một siêu chùa, ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, khu chùa kỷ lục Việt Nam, trung tâm Phật giáo tương lai…

                                       Giếng Ngọc - Chùa Bái Đính

  Chùa Bái Đính mới (Bái Đính tân tự) có diện tích rộng 700 ha, gồm các hạng mục: tam quan nội, tháp chuông, điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, chùa thờ Phật Pháp Chủ, điện Tam Thế, hành lang La Hán, giếng ngọc. Đến giai đoạn 2, khu chùa Bái Đính sẽ mở rộng hết diện tích 700 ha, thêm các công trình: tháp Bồ Đề 9 tầng, khu thờ Mẫu, khu thờ Tổ, khu tháp mộ sư, khu nhà tăng thiền viện, khu nhà khách, khu bảo tàng Phật giáo Việt Nam, v.v.
Tam quan nội
Bên trong cổng tam quan
Xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết cao tới đỉnh 16,5 m. Điều độc đáo là có 4 cột cái bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 13,85 m, đường kính 0,85 m, nặng khoảng 10 tấn. Tam quan có 3 tầng mái uốn cong ở bốn phía, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Đây là một tam quan lớn, đồ sộ, đều dựng bằng gỗ. Trong tam quan đặt 10 t ượng Hộ Pháp bằng đồng, có hai tượng lớn, mỗi tượng cao 5,5 m, nặng 12 tấn.
Tháp chuông
Tháp chuông chùa Bái Đính
Tháp chuông đ ược xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22 m. Đ ường kính trong tháp là 17 m, tính phủ bì đến chân đế đ ường kính là 49 m. Tháp chuông cao 3 tầng, có 3 tầng mái cong, gồm 24 mái với 24 mái đao cong vút lên. Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn đúc tại Huế. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam (Phá kỷ lục Việt Nam)”, ngày 12 tháng 12 năm 2007.
Điện Quan Thế Âm Bồ Tát
Xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, 100% kiến trúc bằng gỗ. Điện cao 14,8 m, dài 41,8 m, rộng 17,4 m, gồm 7 gian. Gian giữa của điện, trên bệ cao, đặt tư ợng Quan Thế Âm Bồ Tát, có gần 1.000 mắt và 1.000 tay, đúc bằng đồng tại Ý Yên, nặng 80 tấn, cao 9,57 m. Đây cũng là một pho t ượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.
Chùa Pháp Chủ
Chùa Bái Đính 500 vị la hán by Cuong T Tran PhotographyChùa Bái Đính 500 vị la hán by Cuong T Tran PhotographyTháp Chuông Bái Đính by Cuong T Tran PhotographyBái Đính Pagoda Bell Tower by Cuong T Tran PhotographyLargest bronze Buddha status in Viet Nam by Cuong T Tran PhotographyLargest bronze Buddha status in Viet Nam by Cuong T Tran Photography

Largest bronze Buddha status in Viet Nam by Cuong T Tran PhotographyTượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam by Cuong T Tran PhotographyLễ bái Chùa Pháp Chủ - Bái Đính by Cuong T Tran PhotographyTượng Hộ Pháp Khổng Lồ Chùa Pháp Chủ by Cuong T Tran PhotographyChùa Pháp Chủ - Bái Đính by Cuong T Tran PhotographyChùa Pháp Chủ - Bái Đính by Cuong T Tran Photography

Chùa Tam thế Bái Đính by Cuong T Tran PhotographyChùa Tam thế Bái Đính by Cuong T Tran PhotographyChùa Tam thế Bái Đính by Cuong T Tran PhotographyChùa Tam thế Bái Đính by Cuong T Tran PhotographyBai Dinh Pagoda by Cuong T Tran PhotographyBai Dinh Pagoda by Cuong T Tran Photography
               Đại gác Chuông và Pho tượng Phật kỷ lục

Pho tượng kỷ lục 100 tấn
Xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao 30 m, chiều dài 47,6 m, chiều rộng 43,3 m, gồm 2 tầng mái cong. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng dài đến 13,5 m, 4 gian hai bên, mỗi gian dài 8 m. Điều đặc biệt ở chùa Pháp chủ là ở gian giữa trên bệ cao, đặt một pho t ượng lớn bằng đồng nguyên khối, cao 10 m, nặng 100 tấn. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam” ngày 4 tháng 5 năm 2006. Trong điện treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng. Đây là bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt Nam, mới chỉ có ở chùa Bái Đính.
Điện Tam Thế
3 pho tượng kỷ lục
Chùa Tam thế Bái Đính by Cuong T Tran PhotographyBai Dinh Pagoda by Cuong T Tran PhotographyTam The Pagoda in the Bai Dinh Buddhist complex by Cuong T Tran PhotographyTam The Pagoda in the Bai Dinh Buddhist complex by Cuong T Tran PhotographyChùa Tam thế Bái Đính by Cuong T Tran Photography

Tọa lạc ở trên đồi cao, so với mặt n ước biển là 76 m. Đây là một toà rất cao, rộng, đồ sộ, hoành tráng nhất ở khu chùa Bái Đính. Tòa nằm trên đồi cao nhất vùng, cao tới 34 m, dài 59,1 m, rộng hơn 40 m, diện tích trong nhà khoảng 3.000 m2. Trong điện Tam Thế cũng treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn và đặt 3 pho t ượng Tam Thế bằng đồng nguyên khối, mỗi tượng cao 7,2 m, nặng 50 tấn. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”, ngày 12 tháng 12 năm 2007.
Hành lang La Hán
500 vị La Hán bằng đá cao 2 m
Gồm 234 gian, ở hai phía Đông Tây, có chiều dài 1.052 m. Trong các gian nhà hành lang đó đặt 500 tư ợng La Hán bằng đá nguyên khối to, mỗi tượng cao 2,4 m, nặng khoảng 4 tấn, do bàn tay các nghệ nhân làng nghề đá xã Ninh Vân,huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chế tác. Ở Việt Nam ch ưa có một ngôi chùa nào có nhiều tượng La Hán bằng đá như ở chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính ( Ninh Bình)

Chùa Bái Đính ( Ninh Bình)

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng năm 2003. Đây là một siêu chùa nằm trên núi Bái Đính, thuộc huyện Gia Viễn. Chùa nhận bằng "Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa" năm 1997. Chùa nằm cách khu di tích Cố đô Hoa Lư 5km về phía tây. Đây là ngôi chùa gắn với nhiều danh nhân Việt Nam như Lý Quốc Sư, Đinh Bộ Lĩnh và Quang Trung.

Chùa Bái Đính cổ nằm cách Điện tam thế của khu chùa mới khoảng 800 m. Lên thăm hang động ở núi Bái Đính, bước trên 300 bậc đá. Lên hết dốc là tới ngã ba: Bên phải là động thờ Phật, bên trái là động thờ Tiên. Phía trên cửa động Phật có 4 chữ đại tự khắc trên đá có nghĩa là: "Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp". Động dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần của động bằng phẳng.

Tương truyền rằng nơi đây, Ông Nguyễn Minh Không đi tìm cây thuốc đã phát hiện ra hang động này đã dựng chùa thờ phật. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối động sẽ dẫn tới một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Trở lại ngã ba đầu dốc, theo đường rẽ trái khoảng 50m là tới Động Tiên (Hang Tối). Động Tiên lớn hơn động Phật nhiều lần, gồm 7 "buồng" tức là 7 hang, có hang trên cao, có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền bằng phẳng, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang trần bằng, có hang được tạo hoá ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng... Bà Chúa Thượng Ngàn được đặt thờ giữa hang chính với các tượng bằng đá được sơn son thiếp vàng.

Khu chùa Bái Đính mới được xây dựng tại đồi Ba Rau, gần chùa Bái Đính cổ, đây là khu chùa lớn nhất Đông Nam Á[1] Đây cũng là một dự án lớn để chào mừng kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư – Thăng Long – Hà Nội

Chùa Bái Đính ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính ngôi chùa lớn nhất Việt Nam
Ngôi chùa của những kỷ lục và được ví như quần thể Vịnh Hạ Long trên cạn.

Chùa Bái Đính "ngự" tại vùng đất cố đô Hoa Lư, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây được xem tổ hợp chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam với diện tích khoảng 700 ha, bao gồm cả ngôi chùa cổ và chùa mới.

Khu chùa Bái Đính (hướng về núi Đính) nằm ở vùng đất "địa linh nhân kiệt": nơi sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Chùa được Quốc sư thời Lý là Nguyễn Minh Không sáng lập và cho xây dựng.

Chùa Bái Đính cổ là nơi Đinh Tiên Hoàng lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, sau này là nơi vua Quang Trung làm lễ tế cờ động viên quân lính trước khi ra Thăng Long đánh bại quân Thanh.
Mô hình quần thể kiến trúc chùa Bái Đính.

"Bái Đính tân tự" được khởi công xây dựng từ năm 2003 có diện tích 80 ha, được thiết kế bởi Giáo sư – Kiến Trúc sư: Hoàng Đạo Kính (Phó chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam). Chùa có rất nhiều hạng mục, công trình quy mô như: Điện tam thế, Điện Quan âm, Bảo tháp, tháp chuông, Điện Pháp chủ...
Chùa Bái Đính nhìn từ xa (đang thi công).

Chùa có thiết kế đặc biệt với kiến trúc gần gũi với văn hóa, phong tục người Việt. Nguyên vật liệu sử dụng trong việc thi công chùa cũng được lấy từ những vùng đất địa phương trong nước như: đá xanh (Ninh Bình), ngói men (Bát Tràng – Hà Nội)... Những vòm mái và điêu khắc nghệ thuật được thi công bởi những làng nghề truyền thống và nổi tiếng tại Việt Nam: chạm khắc đá (Ninh Vân), đúc đồng (Ý Yên), thêu ren (Văn Lâm), sơn mài (Cát Đằng).

Chùa Bái Đính mới được xác định như một trung tâm sinh hoạt tâm linh Phật giáo với nhiều kỷ lục đồ sộ và hoành tráng không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trong khu vực Đông Nam Á.

Giá trị những kỷ lục
Điện Tam Thế

Nổi bật trong đó là Điện Tam Thế ở độ cao 76m so với mặt nước biển. Điện có chiều cao 34m và có diện tích 2370m2, đặt ba pho tượng phật: mỗi pho cao 7,2m, nặng 50 tấn được đúc bằng đồng nguyên khối. Được xác nhận là bộ tượng Tam thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Bộ tượng Tam thế lớn nhất Việt Nam.

Điện Pháp Chủ có 5 gian với chiều cao 30m và diện tích 2060m2 đặt pho tượng phật tổ Thích ca Mâu ni bằng đồng nguyên khối cao 10m, nặng 100 tấn. Được xác nhận là pho tượng phật Thích ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.
Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á (tất cả đồng để đúc tượng Phật tại chùa Bái Đính đều được nhập khẩu từ Nga).

Tam Quan Nội được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ tứ thiết, kiến trúc theo kiểu lộng tàn, chồng giường, tiền bẩy, hậu bẩy. Tam Quan có chiều cao 16,5m, chiều dài 32m, chiều rộng 13,5m. Tại cổng Tam Quan có hai tượng Hộ pháp bằng đồng cao 5,5m, nặng 12 tấn và 8 pho tượng Kim Cương.
Cổng Tam Quan và Tượng Hộ pháp

Trên hành lang hai đầu Tam Quan với chiều dài hơn 1km, chiều cao nâng dần từ dưới lên theo sườn núi. Hai bên đặt 500 bức tượng La Hán bằng đá xanh nguyên khối cao 2,5m, nặng khoảng 4 tấn. Đây là ngôi chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam.
500 pho tượng La Hán được đặt 2 bên hành lang, với những vẻ mặt biểu cảm khác nhau. Trung bình mất một tháng để hoàn thành một pho tượng La Hán.

Tháp Chuông hình bát giác, có 3 tầng, mỗi tầng 8 mái ghép lại tổng cộng là 24 mái với 24 đầu đao cong vút lên. Đặc biệt bên trong treo quả chuông nặng 36 tấn được xác nhận là "Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam". Phía dưới quả chuông đồng có một chiếc trống đồng lớn nặng 70 tấn, tiếng chuông của chùa Bái Đính vang xa đến đâu thể hiện sự đồ sộ, phổ độ của Phật lên chúng sinh.
Tháp chuông thiết kế rất độc đáo.

Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam.

Điện Quan Âm gồm 7 gian với gian giữa của điện đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay được đúc bằng đồng nặng 80 tấn, cao 9,57m. Được ghi nhận là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay.

Với quy mô, giá trị tâm linh hiện tại, chùa Bái Đính đã vinh dự được chọn là nơi tham quan, chiêm bái của các đại biểu quốc tế tham dự Đại lễ Phật đản thế giới tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2008. Đồng thời chùa Bái Đính cũng là nơi tổ chức hai lần đại lễ cung nghinh ngọc xá lợi tại Việt Nam vào các năm 2009 và 2010.
Giếng ngọc với nước xanh long lanh

Sân chùa nổi bật với 100 cây bồ đề tại chùa Bái Đính được chiết từ cây Bồ đề ở Ấn Độ và tượng Phật lớn.

Những kỷ lục được ghi nhận của chùa Bái Đính tính đến hiện tại. (Chùa đang tiếp tục thi công giai đoạn tiếp theo với rất nhiều hạng mục tầm cỡ khác).

- Khu chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam

- Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á

- Chuông đồng lớn nhất Việt Nam

- Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam

- Tượng quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay lớn nhất Việt Nam

- Bộ tượng Tam thế lớn nhất Việt Nam

- Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam

- Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính chính là niềm tự hào của người dân cố đô Hoa Lư, một kiệt tác hiện đại của Việt Nam thế kỷ XXI.

Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ

Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
(VTC News) - Giữa chốn rừng rú hoang rậm, hiện ra một quang cảnh chùa chiền tráng lệ kéo dài từ đỉnh núi xuống tận đồng ruộng.

Giữa cánh đồng mênh mang nước trồi lên một quần thể núi rất đẹp tựa dáng long cuộn hổ ngồi. Đứng trên đê của con sông Gia Long nhìn lại, phía xa xa, giữa chốn rừng rú hoang rậm, hiện ra một quang cảnh chùa chiền tráng lệ kéo dài từ đỉnh núi xuống tận đồng ruộng.

Quần thể chùa Bái Đính khổng lồ tọa lạc trên một khuôn viên rộng tới 700ha tại xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình. Ngôi chùa không chỉ lớn nhất Việt Nam về quy mô xây dựng mà còn cả sự bề thế, đồ sộ của các tượng Phật.

Dù ngôi chùa có nhiều kỷ lục này đến năm 2015 mới hoàn thành. Dù công trường vẫn còn ngổn ngang, dang dở, song hàng vạn du khách đã nườm nượp viếng thăm.

Những ngày Tết dương lịch, phật tử, du khách từ khắp nơi đổ về ngắm những công trình tráng lệ trong chùa Bái Đính. PV VTC News đã hòa vào dòng người để ghi lại những hình ảnh “không tin nổi” về ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này.
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
Cảnh tượng tráng lệ của chùa Bái Đính nhìn từ trên xuống.
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ


Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
Dù chùa Bái Đính vẫn còn đang xây dựng với những công trình dang dở, song đã có hàng vạn du khách viếng thăm. Rất nhiều công trình vừa hoàn thiện đã đạt kỷ lục Việt Nam.
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
Công trình cổng tam quan đồ sộ làm bằng gỗ...
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
...với hai con nghê đá khổng lồ án ngữ trước mặt.
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
Gác chuông cực lớn...
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
...treo đại hồng chung bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Đại hồng chung có đường kính 3,5m, cao 5,5m, nặng 36 tấn. Thân quả chuông khắc bài Tâm kinh Bát Nhã bằng tiếng Hán. Chiếc chày đánh chuông lớn đến nỗi một người ôm không xuể. 
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
Điện thờ Quan Âm Bồ Tát bằng gỗ rộng tới 800m2. Trong điện có tượng Phật Bà nghìn tay nghìn mắt. 
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
Hồ phóng sinh rộng tới 5.000m2, là nơi du khách phóng sinh những con vật vào các ngày đại lễ.

Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
Điện Pháp chủ khổng lồ...
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
...nơi có tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nặng tới 100 tấn, đạt kỷ lục Việt Nam.
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
Ngự trên đỉnh cao nhất của quần thể kiến trúc chùa Bái Đính là điện Tam Thế. Điện làm bằng gỗ, có diện tích tới 3.000m2... 
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ

Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
Trong điện Tam Thế có 3 pho tượng dát vàng đồ sộ, đẹp trang nghiêm, lộng lẫy. Mỗi pho tượng nặng 50 tấn, ngự trên 3 tòa sen. 
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ

Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
Bộ tượng Kim Cang gồm 8 vị tướng được đúc bằng đồng nặng nhất Việt Nam.
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
Những cặp hạc bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
Chùa Bái Đính có hành lang La Hán lớn nhất Việt Nam với 500 pho tượng bằng đá nguyên khối. Mỗi pho tượng đều mang một dáng vẻ khác nhau, cao từ 2 đến 2,5m, nặng 2 đến 2,5 tấn.
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
Hàng chục pho tượng chưa đạt độ thẩm mỹ đều bị loại bỏ.
Chuyện "không tin nổi" về ngôi chùa Bái Đính tráng lệ
Theo dự tính, chùa Bái Đính sẽ khánh thành vào năm 2015. Khi hoàn thành, đây sẽ là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam và không chừng sẽ có quy mô lớn nhất Đông Nam Á.

Chùa Bái Đính: Nhếch nhác nơi linh thiêng

 Chùa Bái Đính: Nhếch nhác nơi linh thiêng
-  Điều phản cảm nhất mà mọi người đều nhận thấy là tận dụng những khu vườn cây, thảm cỏ, nhiều thanh niên tổ chức ăn uống, không những thế còn thể hiện những cử chỉ thái quá gây chướng mắt cho du khách tham quan.

Mới đây, tôi có dịp về thăm chùa Bái Đính thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km về phía Tây. Những hình ảnh đầu tiên nhìn thấy thật sự ngỡ ngàng trước cảnh đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho nơi này.

Ngôi chùa ngự trị từ sườn thấp lên trên đỉnh núi cao, trước mặt là xen kẽ những hồ nước và núi đá vôi được cỏ cây bao phủ. Đây là một quần thể chùa được biết đến với nhiều kỷ lục Việt Nam được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất, tượng Phật bằng đồng lớn nhất, chùa có nhiều La Hán nhất và nhiều cây bồ đề nhất... Điều này đã gia tăng sự thu hút người dân về thăm chùa cũng như khách du lịch đến đây để được trầm lắng trong những giờ phút thanh tịnh nơi cửa Phật.

Vậy mà, lợi dụng sự nổi tiếng ngôi chùa và buông lỏng quản lý, một số người đã "biến" đất chùa thành nơi kinh doanh kiếm lợi một cách "trắng trợn". Ngay từ đầu cổng chùa, hơn 10 quán nước nhếch nhác được dựng lên, với những cây tre cũ kỹ và nhiều tấm bạt rách nát. Khu gửi xe cũng không chịu thua kém về "độ xấu xí" khi bố trí đối diện còn giá tiền giữ xe thì khá cao, một chiếc xe máy là 10.000 đồng trong khi bảng thông báo chỉ có 3.000đ.

Trước cổng, rất nhiều bảo vệ kiêm chỉ dẫn cho người dân vào chùa, đồng thời yêu cầu "quý khách không được đi xe vào trong chùa". Tuy nhiên, ở phía trong, xe ôm lại thoải mái hoạt động, các tiệm bán hàng lưu niệm bố trí không có vị trí cố định, thậm chí ngay hành lang lên khu trung tâm cũng có rất nhiều "quầy hàng trải trên nền đất", mặc dù trong chùa đã có nơi bán hàng lưu niệm riêng. Còn người bán hàng rong có lẽ nhiều không xuể.

Trong Điện thờ Phật A Di Đà có ghi dòng chữ " Chùa Bái Đính nơi lưu giữ xá lợi Thích Ca Mâu Ni để tỏ lòng tôn kính Đức Phật. Cấm quay phim – chụp ảnh trong chùa", nhưng dường như chỉ đúng phần câu trên còn xung quanh mọi người thăm quan đều thoải mái tự nhiên chụp ảnh. Ngoài hành lang, trước mỗi tòa điện đều hiện diện rất đông người ăn xin, nhiều du khách không khéo với họ còn nhận được những lời lẽ khó nghe.

Điều phản cảm nhất mà mọi người đều nhận thấy là tận dụng những khu vườn cây, thảm cỏ, nhiều thanh niên tổ chức ăn uống, không những thế còn thể hiện những cử chỉ thái quá gây chướng mắt du khách tham quan.

Dịp Tết cổ truyền chỉ còn vài tháng sắp đến và là dịp ngôi chùa đón tiếp rất đông khách thập phương về thăm. Mong rằng chính quyền địa phương sẽ sớm củng cố lại trật tự, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền cho người dân kinh doanh nơi đây để mang lại sự thanh tịnh đúng nghĩa của chùa Bái Đính và ấn tượng tốt đẹp cho du khách về thăm

Một số quán nước trước cổng vào.

Khách tham quan tổ chức ăn uống nơi thảm cỏ

Trước Điện thờ Phật A Di Đà

Bán hàng rong nơi hành lang

Ăn xin chùa Bái Đính “thu nhập“ 10 triệu đồng/ngày?

Ăn xin chùa Bái Đính “thu nhập“ 10 triệu đồng/ngày?

Tại lễ khai hội chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất VN, các dịch vụ đều “ăn nên làm ra”. "Ngay cả người ăn xin vệ đường cũng kiếm gần 10 triệu đồng/ngày...", một người trong ban trị sự chùa Bái Đính cho biết.

Trời mưa, thời tiết lạnh vẫn không ngăn được dòng người nô nức hành hương về chùa Bái Đình tham gia nghi lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mọi người có cuộc sống ấm no hạnh phúc và  vãn cảnh chùa.

Khai hội chùa Bái Đính cũng là dịp“ăn nên làm ra” của đội ngũ ăn xin. “Dịch vụ” ăn xin
Khai hội chùa Bái Đính cũng là dịp “ăn nên làm ra” của đội ngũ ăn xin. “Dịch vụ” ăn xin "đổ bộ" ngay trước cửa chùa. Đây là một vấn nạn nhức nhối đã tồn tại nhiều ngày qua, mặc dù ban quản lý chùa đã nỗ lực ổn định tình hình nhưng vẫn không quản lý xuể. một người trong ban trị sự chùa Bái Đính cho biết: Với lượng khách đông như những ngày đầu xuân, thu nhập của một người ăn xin có thể kiếm được gần 10 triệu đồng/ngày. Và điều đặc biệt là:“Du khách có thể thấy nhiều ăn xin bị què chân, cụt tay nhưng cứ thấy lực lượng an ninh tới là họ chạy rất nhanh”.

Một đại diện trong ban trị sự chùa Bái Đính cho biết: "Với lượng khách đông như những ngày đầu xuân, thu nhập của một người ăn xin có thể kiếm được gần 10 triệu đồng/ngày. Và điều đặc biệt là:“Du khách có thể thấy nhiều ăn xin bị què chân, cụt tay nhưng cứ thấy lực lượng an ninh tới là họ chạy rất nhanh”.
Dịch vụ đổi tiền lẻ theo đó cũng bội thu khi hàng ngày có hàng vạn người tới thăm quan và cúng viếng chùa Bái Đính. Với mức hoán đổi “10 ăn 7” hoặc “10 ăn 8”, theo chia sẻ của những người làm nghề: “mỗi ngày tôi cũng kiếm được vài trăm gọi là đủ sống”.

Dịch vụ đổi tiền lẻ theo đó cũng bội thu khi hàng ngày có hàng vạn người tới thăm quan và cúng viếng chùa Bái Đính. Với mức hoán đổi “10 ăn 7” hoặc “10 ăn 8”, theo chia sẻ của những người làm nghề: “mỗi ngày tôi cũng kiếm được vài trăm gọi là đủ sống”.

Chuyện đại gia xây chùa Bái Đính


Chuyện đại gia xây chùa Bái Đính
(Tin tuc) - Nguyễn Văn Trường nổi danh với quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính. Nhưng anh là một đại gia kín tiếng, giản dị, ăn chay trường từ nhiều năm nay.

Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày

1.Tôi hỏi: Anh ăn chay vì sức khỏe hay vì thi công chùa Bái Đính? Anh cười hiền: “Tôi chỉ là một phật tử nhưng cũng ngộ ra nhiều. Tôi ăn chay vì thấy thứ đồ ăn ấy hoàn toàn thay thế được thực phẩm thông thường và hợp với mình”.

Chuyện đại gia xây chùa Bái Đính, Tin tức trong ngày, bai dinh, chua bai dinh, dai gia, an chay, kin tieng

Chùa Bái Đính

Dưới tòa Tam Thế của chùa Bái Đính có hẳn một nhà ăn chay to uỳnh, rộng thoáng, có thể phục vụ cùng lúc hàng trăm người. Đồ ăn bày theo dạng buffet. Cạnh đó bày bán hàng thủ công mỹ nghệ của Ninh Bình: tranh thêu Văn Lâm, tràng hạt đá, vòng đá Ninh Vân…

Nhân viên khách sạn Hoa Lư lắm lúc thấy tôi sốt ruột đợi anh, bảo: “Anh cứ ăn trước, sếp em không dùng những thứ này. Tối nào anh ấy cũng qua đây ăn cơm chay rồi mới về nhà”. Có lúc hơn 21 giờ tài xế mới đỗ xịch chiếc Lexus (hồi trước các đại gia ở Ninh Bình đều đi Prado, sau đó lại đồng loạt chuyển sang Lexus), trả anh xuống sảnh khách sạn. Lúc đó anh mới được ăn tối.

Nhưng 8 giờ sáng hôm sau, Trường đã dậy, lượn một vòng từ khách sạn, cà phê Hoa Lư, sang khu văn phòng. Khu văn phòng vốn là trụ sở của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Ninh Bình. Khu nhà sau núi Dục Thúy là trụ sở của Sở Du lịch Ninh Bình.

Khách sạn Hoa Lư trước kia do Sở Du lịch khai thác. Nay, cả ba công trình trên đều đã được tỉnh giao cho doanh nghiệp Xuân Trường. Tất cả đều có đường nét hơn sau khi Xuân Trường nhận về tút tát lại. Khách sạn Hoa Lư to nhất tỉnh trước đây tôi chứng kiến rất hiếm khách Tây chịu qua đêm, nay thì nườm nượp.

Hồ nước quanh núi Dục Thúy cũng được Xuân Trường xây kè, cải tạo, trông thơ mộng hẳn lên. Núi Non Nước (Dục Thúy Sơn) - thắng cảnh đã đi vào thơ Nguyễn Trãi - bỗng trở thành một điểm đến mới cho du khách ngay giữa thành phố.

2. Có quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính, bản đồ du lịch của Ninh Bình bỗng thay đổi hẳn. Từ chỗ chỉ có Tam Cốc - Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, rừng quốc gia Cúc Phương, Vân Long - kênh Gà, nay Bái Đính và Tràng An lại đứng đầu bảng về lượt người tham quan dù chưa hoàn thành. Từ chỗ không có khách lưu trú, nay lượng khách nghỉ đêm tại khách sạn tăng lên đáng kể, vì riêng thăm thú Tràng An và Bái Đính đã mất trọn một ngày.

Chuyện đại gia xây chùa Bái Đính, Tin tức trong ngày, bai dinh, chua bai dinh, dai gia, an chay, kin tieng

Chuông khổng lồ ở Bái Đính

Niềm vui lớn nhất của Trường đại gia là hàng ngàn người dân Gia Viễn quê anh có việc làm, thu nhập ổn định khi quần thể hang động Tràng An và khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính đi vào hoạt động. Chèo đò, chạy xe ôm, bán hàng, chụp ảnh. Những thứ việc đó ở Bái Đính và Tràng An thu nhập gấp 10 lần trồng lúa.

Trường ít nói, và không bao giờ chịu để báo chí chụp ảnh, trừ lúc chẳng thể đặng đừng. Phần lớn tôi phải chụp lén, chụp vội, khi anh và các nhà sư đưa Ngọc xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đón tại sân bay, khi anh đứng lẫn trong các bậc tăng ni làm lễ cầu an tại Bái Đính, hoặc khi anh buộc phải lên sân khấu nhận kỷ lục Việt Nam cho nghi lễ cung nghinh Ngọc xá lợi lớn nhất Việt Nam, ngôi chùa nhiều xá lợi Phật nhất Việt Nam.

Đợt đón Ngọc xá lợi, Trường đích thân sang Ấn Độ. Ở Nội Bài, anh đã sắp xếp thuê ba chiếc xe Limousine, Hummer, Lincoln để chở xá lợi và cao tăng về Ninh Bình. Ai cũng biết, Ngọc xá lợi làm tăng tính thiêng và tăng thanh danh cho ngôi chùa.

Nhưng ít ai biết, bất cứ việc nào có lợi cho di sản và du lịch ở Ninh Bình, Trường đều sẵn sàng làm. Hội thảo về cố đô Hoa Lư, lễ hội, hội nghị xúc tiến, anh âm thầm đứng sau tài trợ.

3. Trường rất quyết liệt trong công việc, kể cả bạn bè anh cũng không thỏa hiệp. Doanh nghiệp bạn xin tham gia thi công một đoạn trong cả con đường mà Xuân Trường trúng thầu. Gần Tết, doanh nghiệp này có nguy cơ không hoàn thành đúng cam kết. Trường gọi điện, nói thẳng: Anh không làm xong được thì ra khỏi chỗ đó ngay. Tết hay lễ cũng thế thôi.

Quyết liệt với công việc, với lời hứa. Nhưng chất của Trường là thuần hậu, dường như anh không bao giờ muốn chạm đến cái ngưỡng cuối cùng trong xử thế. Thân ai, cũng không thân quá. Muốn ép ai, cũng không ép người ta đến đường cùng (dù anh đúng).

Chuyện đại gia xây chùa Bái Đính, Tin tức trong ngày, bai dinh, chua bai dinh, dai gia, an chay, kin tieng

Ba pho tuợng đồng ở tòa Tam Thế, mỗi pho nặng 50 tấn

Có dạo, tôi tìm hiểu về loạt dự án xi măng bao quanh thành phố du lịch. Thành phố Ninh Bình, theo quy hoạch vùng đồng bằng Bắc bộ đã phê duyệt, đến năm 2020 sẽ mang tên Hoa Lư và trở thành một trung tâm du lịch của đồng bằng sông Hồng. Thế mà đua nhau mọc lên nhan nhản nhà máy xi măng gần Tam Cốc, gần làng thêu Văn Lâm, gần hang động Tràng An. Lạ thật.

Trường gật đầu: Tỉnh và một số lãnh đạo cấp cao cũng đang bức xúc việc này. Nhưng em viết kheo khéo thôi nhé. Kẻo động vào người thân của anh Hùng (Đinh Văn Hùng - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, sau đó bị kỷ luật thôi chức). Anh Hùng cũng đang khó xử. Mình đúng, nhưng gây buồn cho người quen biết, mà lại là lãnh đạo cao nhất tỉnh, thì mình cũng khổ tâm.

4. Nhà Trường nằm trên đường Xuân Thành. Nhà kiêm luôn trụ sở doanh nghiệp. Người dân quanh đó cười bảo: “Anh Trường thì chẳng biết có bao nhiêu nhà”. Hai người con của Trường được cho đi học ở Anh quốc từ nhỏ. Trong nhà còn lại anh và vợ cùng cô giúp việc. Mỗi năm Trường sang Anh thăm con dăm ba lần.

Anh Dung - Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình bình luận: Ở đâu không biết, chứ ở Ninh Bình tôi thấy hai đại gia Xuân Trường và Xuân Thành đều chú ý chuyện học hành của con cái. Anh Thành (doanh nghiệp xây dựng Xuân Thành) học với tôi, 7 đứa con của anh ấy đều học đến nơi đến chốn, có công việc độc lập không nhờ tiền và tiếng của bố.

Xuân Thành tài trợ xây nhà thờ Thiên chúa giáo ở thành phố Ninh Bình, còn Xuân Trường đảm nhận thi công chùa Bái Đính ở Gia Viễn. Xuân Thành đã vươn ra một số tỉnh thành, còn Xuân Trường vẫn tập trung chủ yếu ở mảng xây dựng trong tỉnh.

Cùng với chùa Bái Đính, hang động Tràng An, Xuân Trường đã trúng thầu và đang thi công nhiều công trình khác. Ninh Bình đã phê duyệt dự án quảng trường Đinh Tiên Hoàng rộng 60ha, và doanh nghiệp trúng thầu không ai khác chính là Xuân Trường.

Có lần tôi bảo: Anh làm nhiều quá nên phân tán máy móc, nhân lực. Đường 10 làm mãi không xong, nắng thì bụi, mưa thì lầy, người dân huyện Yên Khánh và Kim Sơn khổ lắm.

Trường không giận, chỉ trầm ngâm: Bái Đính là công việc lớn nhất trong đời tôi, phải tập trung thôi. Đường 10 đúng là ậm ạch về tốc độ, nhưng chủ yếu do vài ba hộ dân không chịu di dời. Trong năm nay sẽ hoàn thiện nâng cấp mở rộng đường 10.

5. Đêm. Khách ở chùa Bái Đính đã vãn. Gió lộng thổi trên những hồ nước rừng cây Gia Sinh - Gia Viễn. Tôi nhìn lên những tượng Phật uy nghi, những đầu đao cong vút của tòa Tam Thế, Pháp Chủ, Quan Thế Âm Bồ Tát giữa nền trời đen thẫm, hai hàng la hán 500 vị 500 vẻ mặt con người.

Có thể đi qua hai hàng la hán ấy hàng ngàn lần, nhưng không phải ai cũng trải nghiệm được đủ sắc thái của con người trong cuộc đời mênh mông mà hữu hạn. Có lẽ, để có một cái tâm an tĩnh khi đi chùa, chính là lúc này.

Tôi gọi cho Trường. Anh đang nằm viện, điều trị bệnh về đường hô hấp. Nhiều lần anh ốm, nhưng có khách quan trọng đến, anh vùng dậy chạy đi ngay, thậm chí cuối ngày còn tiễn khách về Hà Nội. Chợt nghĩ, với con người hối hả tất bật không có mấy thời gian cho riêng mình ấy, vào bệnh viện lần này có khi lại là quãng nghỉ đúng nghĩa!